Cuộc sống thay đổi, vật chất đã làm con người thay đổi theo, người ta không thỏa mãn với những gì mình đang có mà cố tìm kiếm những thứ vật chất phù phiếm, để rồi cứ thế trượt dài trên vết xước, khi ngoảnh lại thì mọi thứ đã đi quá xa chỉ còn lại hối tiếc! Và câu chuyện của Liên như một lời nhắc nhở mọi người hãy trân trọng hạnh phúc gia đình hơn!!!

Vết trượt dài

Những cái tát trời giáng vào mặt làm Liên ngã gục xuống đất. Những người phụ nữ không thương tiếc mà lao vào đánh đập cô. Họ vừa chửi rủa, vừa giáng những đòn liên tiếp vào người phụ nữ bé nhỏ đó. Những người xung quanh hiếu kì đứng vây kín nhưng không ai đủ can đảm để bước vào ngăn vụ ẩu đả. Một trận cuồng ghen giữa người vợ bị cướp chồng và “trợ lí” của bà ta. Cái hình ảnh những người đàn bà tay lăm lăm vũ khí chỉ trực gây gổ với người nào dám cả gan bảo vệ cho Liên khiến cho không ai còn dám xông vào giữa lúc gay cấn như vậy. Một mình Liên chịu trận.

Thắng gạt đám người đang vây kín khung cảnh hỗn độn đó bước vào. Anh bước tới trước mặt người đàn bà tự nhận mình là “người phụ nữ tội nghiệp bị kẻ khác cướp chồng” rồi nói: “Tôi là chồng cô ấy. Tôi xin thay mặt vợ xin lỗi chị và tôi hứa sẽ giải quyết chuyện này. Chị đừng làm lớn chuyện thêm nữa, nếu có gì bất trắc xảy ra, chị cũng không được yên ổn với pháp luật đâu”. Không hiểu rằng cái sự răn đe của pháp luật mà anh nhắc tới làm chị ta sợ hãi hay sự hả hê khi biết rằng người chồng của kẻ phá hoại gia đình mình đã biết chuyện khiến chị ta được an ủi, chị ta nhanh chóng rời khỏi đó với một lời hăm dọa: “Còn lặp lại chuyện đó, đừng trách tao là ác”.

Liên ngồi giữa nhà lặng lẽ băng bó lấy những vết thương cho mình. Nước mắt cô lăn dài chảy vào vết thương hở trên mặt làm cho cô càng thêm xót. Cô không sao ngừng được nước mắt. Không phải vì đau mà vì tủi hổ, vì ân hận. Nhất là khi cậu con trai nhỏ xà vào lòng cô mà hỏi những câu ngây ngô: “Ai đánh mẹ khóc vậy. Tại mẹ không đi với bố đấy mà nên người ta mới bắt nạt mẹ. Bố là siêu nhân đấy, đi với bố con chẳng sợ gì”. Tới lúc này, chị òa lên khóc. Cô không còn có thể cầm lòng nổi nữa. Cái bi kịch này là cô chọn lấy, giờ sao thấy lòng quá chua cay.

Liên cũng nghĩ ngợi, cũng đắn đo nhưng rồi những món đồ đắt tiền mà ông ta tặng cô làm cô mờ mắt. Cô chẳng còn nghĩ được cái nghĩa, cái tình. Cô quyết định ly hôn.

Vết trượt dài

Liên và Thắng không còn là vợ chồng. Họ đã ly hôn cách đây nửa năm rồi. Người viết đơn là cô, người kí vào đơn trước là cô, người khăng khăng phải ly hôn cũng là cô mặc cho chồng ra sức thuyết phục cô nghĩ lại. Cũng chính cô là người bỏ đứa con thơ ngây mới lên hai tuổi lại cho chồng để đi tìm hạnh phúc mới. Cái hạnh phúc mà cô cho rằng: “Lẽ ra em phải được hưởng điều đó”. Nhưng rồi sao? Những gì mà cô từ bỏ tất cả để khao khát đạt được ngày hôm nay chính là những lời sỉ vả của người đời và trận đòn thừa sống thiếu chết của người đàn bà bị cướp chồng khi nãy.

Cuộc hôn nhân của cô và Thắng đã từng có thời là mơ ước của nhiều người. Thắng cần cù, chị thương, chịu khó, chiều vợ hết mực. Mặc dù kinh tế gia đình không phải giàu có nhưng chưa bao giờ Thắng để vợ phải khổ, phải vất vả. Nhưng bấy nhiêu với Liên là không đủ. Khi nghe tin bạn bè cùng thời đi học đứa nào đứa nấy đều giàu có vì lấy được chồng có điều kiện, Liên đâm ra hằn học với đời. Cô bực bội vì chồng không kiếm ra tiền như người khác để mẹ con cô được sung sướng. Cô bắt đầu thấy bắt đắc chí khi phải sống bên người chồng “lương ba cọc, ba đồng” như Thắng.

Thế rồi khi người ta đã bất mãn, người ta dễ thỏa mãn với những gì mới mẻ. Người đàn ông có vợ, giàu có, sành sỏi tình trường đã mang tới cho Liên một ảo vọng: “Anh sẽ bỏ vợ để lấy em. Xinh đẹp như em làm sao phải sống khổ sở bên cái thằng chồng đần ấy mà uổng phí một đời. Em ly hôn đi, anh cũng về bỏ vợ. Anh hứa, sống với anh em sẽ không phải khổ sở gì nữa”.

Liên cũng nghĩ ngợi, cũng đắn đo nhưng rồi những món đồ đắt tiền mà ông ta tặng cô làm cô mờ mắt. Cô chẳng còn nghĩ được cái nghĩa, cái tình. Cô quyết định ly hôn với lí do: “Đời em không thể chết mòn trong cái sự nghèo này được. Xã hội thì người ta đua nhau từng ngày trong khi mình làm chỉ đủ ăn thì em không chịu nổi. Em phải đi tìm hạnh phúc khác của riêng em”. Và rồi mặc cho chồng níu kéo, mặc cho chồng động viên có gắng làm nụng rồi có ngày sẽ khá hơn nhưng Liên vẫn quyết ly hôn. Cái giàu có nhanh chóng, giấc mơ đổi đời khiến Liên còn có cả can đảm để lại con mình cho rảnh thân đi tìm bến đỗ mới.

Thắng cay đắng ở lại nuôi con mặc cho người đời cười chê anh là kẻ bị vợ bỏ. Cho tới ngày hôm nay, gặp nhau sau nửa năm trời là người dưng, anh lại không thể đành lòng khi nhìn vợ cũ bị người ta đánh đập. Tất nhiên anh hiểu ngay cô đang phải trải qua điều gì. Gã đàn ông đó chỉ dùng lời ong bướm để dụ cô chứ không đời nào bỏ vợ lấy cô. Và rồi trận đòn ghen ghê sợ đó là khi bà vợ của ông ta phát hiện ra tất cả. Dám chắc người đàn ông hèn hạ đó cũng biết về vụ đánh ghen nhưng hắn ta đâu có gan để bảo vệ Liên.

Thắng đưa thêm chiếc khăn lạnh nhắc nhở: “Em chườm khăn lạnh vào mặt đi cho đỡ sưng. Em muốn ăn gì, để anh mua”. Bao nhiêu cảm xúc trong Liên lại òa ập về. Cô hối hận, cô đau xót và muốn có một cơ hội để làm lại. Nhìn cử chỉ hiền hậu của anh, chị tin rằng mình còn cơ hội nếu biết quay đầu.

Cánh cổng sắt có người bám chuông, con trai Liên chạy ra cổng và hân hoan khi nhận ra người quen. Một người phụ nữ bước vào, trên tay cầm chiếc cặp lồng. Ánh mắt, dáng người và gương mặt đều toát lên một vẻ đoan hậu.

- “Chào chị. Em là Xuân. Anh Thắng vừa điện thoại cho em nhờ em mua giúp cháo cho chị. Chị ăn đi rồi nghỉ cho đỡ mệt”.

Người phụ nữ đó không có biểu hiện gì của sự ghen tuông hay giận dữ. Trong đầu Liên cố nghĩ rằng đó chỉ là một người bạn thân, một người bà con của anh Thắng mà thôi:

- Cảm ơn em… em là…?

- Cô ấy là vợ sắp cưới của anh! – Thắng từ trong buồng đi ra giải thích cho câu hỏi của Liên.

Liên khẽ mỉm cười và nhỏ nhẹ nói: “Ra vậy, hai người đẹp đôi lắm”.

Cô cúi gằm mặt cố ăn hết bát cháo. Nó có vị mặn đắng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top