1. Chuẩn bị
- Tìm hiểu thật kĩ thông tin về sản phẩm bạn đang bán. Hãy tìm hiểu thật thấu đáo nó là gì, cách thức hoạt động và nó mang lại lợi ích gì cho khách hàng
- Hãy tìm hiểu về công ty mà bạn đang làm việc. Một nhân viên telesales không chỉ “sells” về một sản phẩm, dịch vụ nào đó mà còn “sells” luôn cả công ty nữa . Bạn có thể nói với khách hàng lý do tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ. Hãy tìm hiểu lịch sử công ty bạn, triết lí kinh doanh cũng như những đánh giá của khách hàng, xếp hạng trong ngành để có thông tin hoàn chỉnh hơn khi cung cấp cho khách hàng.
- Hãy nắm rõ quy trình bán hàng. Khi bạn thuyết phục khách hàng thì việc nắm rõ quy trình bán từ đầu cho đến khi kết thúc là chuyện hết sức quan trọng. Nó bao gồm các thủ tục giấy tờ, thanh toán, vận chuyển, chính sách hoàn tiền/trả lại, hỗ trợ khách hàng hay bất cứ điều gì liên quan.
- Nắm rõ các thông liên liên lạc khi khách hàng yêu cầu như: tên công ty, địa chỉ, địa chỉ gửi thư, số điện thoại, email, website, thông tin về quản lý của bạn và bất kì thông tin liên lạc nào khác mà khách hàng có thể yêu cầu qua điện thoại
- Cuối cùng hãy ghi nhớ các thông tin đó để giúp bạn có thể thoải mái khi giao tiếp mà không cần bất cứ một tờ giấy thông tin nào bên cạnh
2. Thể hiện sự tự tin
Một người bán hàng tốt là người sử dụng giọng nói khiến cho khách hàng cảm thấy dễ chịu. Nếu bạn đang trong quá trình sửa đổi thì bạn hãy nói về lý do bạn gọi điện và về công ty một cách tự tin.
3. Thực hành kĩ năng giao tiếp
- Hãy nói chậm, rõ rang và âm lượng vừa đủ để khách hàng dễ hiểu những gì bạn truyền đạt
- Hãy thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Giới thiệu bản thân bạn và giải thích mục đích của cuộc gọi càng sớm càng tốt. Hãy tạm dừng và dành thời gian lắng nghe câu trả lời.
- Hãy tìm sự cân bằng trong việc “nói quá nhiều” và “nói không đủ”. Khoảng im lặng trong khi trò chuyện rất có thể tạo cho cả 2 phía không thoải mái vì vậy hãy hạn chế nó.
- Một điểm nữa là bạn hãy hạn chế việc sử dụng những từ thừa như “À” và “ỪM” đi nhé. Nó sẽ gây mất tập trung cho cả hai phía.
4. Cố gắng đừng “diễn tập”
Chúng ta thường có các kịch bản cuộc gọi trong tay, nhưng rất nhiều khả năng là tình huống thực tế bạn giao tiếp không giống như những gì bạn đọc trên giấy. Hãy lấy một hơi thở chậm để bạn có thể bình tĩnh trước cuộc gọi sau đó cố gắng tập trung vào nội dung những gì bạn nói thay vì những từ ngữ có sẵn.
5. Duy trì thái độ tích cực và lạc quan
Hãy nhớ rằng có một hoặc khá nhiều người không mong đợi cuộc gọi điện của bạn hay không tiếp nhận cuộc gọi. Điều này là bình thường ngay cả với những người PRO nhất trong nghề khi bị từ chối bởi một danh sách khách hàng tiềm năng trước khi đến một khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ họ đang bán . Đừng quá bận tâm với những khách hàng từ chối, hãy coi đó như những cơ hội để phát triển kĩ năng telesales của bạn.
6. Nếu bạn cảm thấy khách hàng không quan tâm đến những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn hãy lịch sự kết thúc cuộc gọi đó và chuyển sang cuộc gọi tiếp theo
Home
»
»Unlabelled
» Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét